ĐI TRÊN ĐƯỜNG BÀ HUYỆN THANH QUAN,
NHỚ BÀI THƠ "QUA ĐÈO NGANG":
Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lái đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
ĐI TRÊN ĐƯỜNG BÀ HUYỆN THANH QUAN,
NHỚ BÀI THƠ "QUA ĐÈO NGANG":
(Họa vần bài thơ "Qua Đèo Ngang):
Thế sự mông lung lộn chính tà
Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa
Sáu bài thơ cổ lưu tên phố(*)
Nửa thế kỷ nay đánh số nhà(**)
Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc
Câu thơ còn đó lập danh gia
Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu
Ngẫm sự mất còn khó vậy ta?
Ngày Chín, tháng Tám, năm Bính Tuất.
(30-9-2006)
_________
(*)- Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ.
(**)- Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (tên cũ do người Pháp đặt là Flandin) và tồn tại cho đến ngày nay.
NHỚ BÀI THƠ "QUA ĐÈO NGANG":
Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lái đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
ĐI TRÊN ĐƯỜNG BÀ HUYỆN THANH QUAN,
NHỚ BÀI THƠ "QUA ĐÈO NGANG":
(Họa vần bài thơ "Qua Đèo Ngang):
Thế sự mông lung lộn chính tà
Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa
Sáu bài thơ cổ lưu tên phố(*)
Nửa thế kỷ nay đánh số nhà(**)
Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc
Câu thơ còn đó lập danh gia
Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu
Ngẫm sự mất còn khó vậy ta?
Ngày Chín, tháng Tám, năm Bính Tuất.
(30-9-2006)
_________
(*)- Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ.
(**)- Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (tên cũ do người Pháp đặt là Flandin) và tồn tại cho đến ngày nay.
DẠY VÀ HỌC. “Trèo đèo hai mái chân vân. Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Bà huyện Thanh Quan ... đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng: "Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà / Cỏ cây chen đá, lá chen hoa / Lom khom dưới núi tiều vài chú / Lác đác bên sông rợ mấy nhà/ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc / Thương nhà mỏi miệng cái gia gia / Dừng chân đứng lại trời, non, nước / Một mảnh tình riêng ta với ta." Nguyễn Văn Thích, Lý Văn Hùng đã có hai bản dịch bài thơ này ra chữ Hán. Hoàng Đình Quang có bài họa rất ấn tượng : "Thế sự mông lung lộn chính tà/ Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa/ Sáu bài thơ cổ lưu tên phô. Nữa thê kỷ nay đánh số nhà/ Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc/ Câu thơ còn đó lập danh gia/Chẳng bia, chẳng tượng, không đền miếu/ Ngẫm sự mất còn khó vậy ta." Trần Đăng Khoa cũng có hai câu cảm khái "Cái còn thì vẫn còn nguyên/ Cái tan dù tưởng vững bền cũng tan" . Còn đó đèo Ngang gánh hai đầu đât nước, niềm thương nhớ khắc khoải của những người con xa xứ. Còn đó Hoành Sơn, Linh Giang nơi ẩn chứa nhiều huyền thoại, lưu dấu những tuyệt phẩm thơ cổ còn mãi với thời gian.
Trả lờiXóaXem thêm ! » http://dayvahoc.blogtiengviet.net/2011/12/16/a_auo_ngang_van_nharmng_tuyar_t_phaocm_t